Cách Khai Thác Tổ Yến Sào Đúng Chuẩn, Hiệu Quả Cao
Khai thác tổ yến sào như thế nào mới mang lại hiểu quả kinh tế cao cho người nuôi, cần lưu ý gì trong quá trình khai thác? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau.
- 1. Khai thác tổ yến có phải hành động tàn ác của con người?
- 2. Quy trình khai thác tổ yến
- 2.1 Đối với tổ yến tự nhiên
- 2.2 Đối với tổ yến được nuôi
- 3. Cách khai thác tổ yến mang lại hiệu quả cao
- 3.1 Thời điểm thu hoạch tổ yến
- 3.2 Thời gian thu hoạch tổ yến
- 3.3 Tần suất thu hoạch tổ yến
- 4. Lưu ý khi khai thác tổ yến
Chúng ta đã nói nhiều về cách sử dụng và bảo quản yến sào sao cho đúng. Vậy còn khai thác tổ yến thì sao? Việc này có phải là hành động tàn ác của con người?
1. Khai thác tổ yến có phải hành động tàn ác của con người?
Rất nhiều người cho rằng khai thác yến sào là hành động nhẫn tâm mà con người nên dừng lại. Bởi có quá nhiều câu chuyện “truyền miệng” liên quan đến vấn đề này, chẳng hạn như:
Mỗi con chim yến chỉ xây tổ được một lần. Nếu lấy tổ đi, chúng sẽ không có nơi cư ngụ, dẫn đến bệnh và chết. Hay khi khai thác tổ yến, con người sẽ vứt bỏ trứng và chim non trong tổ. Chim mẹ khi quay về không thấy tổ và con, chúng sẽ buồn bã, tuyệt vọng, đâm đầu vào vách đá. Chim bố thấy vậy cũng đau lòng và tự tử theo.
Hay thậm chí, nhiều người còn “bịa” ra rằng người khai thác sẽ cố ý chừa lại một phần tổ để chim yến xây dựng lại. Quá trình xây lại tổ, chim yến vì “lao lực” mà thổ huyết, và con người sẽ thu được những tổ huyết yến có giá trị cao.
Những câu chuyện về chim yến xây tổ hay khai thác tổ yến là hoàn toàn bịa đặt, không chính xác và phi lí
Thực tế, những câu chuyện này là không có cơ sở và hoàn toàn bịa đặt. Chỉ những người có suy nghĩ thiển cận hoặc không hiểu biết về tập tính của chim yến mới tin tưởng vào những câu chuyện phi lý và vô nghĩa này.
Bởi cũng giống như nuôi tằm để lấy tơ, nuôi chim yến là để lấy tổ. Vào mùa sinh sản, cơ thể chim yến tiết ra rất nhiều nước bọt để kéo nhả thành tổ. Nếu chúng ta không lấy tổ đi thì chúng sẽ tiếp tục nhả nước bọt “chồng” lên tổ cũ. Hoàn toàn không có chuyện không khai thác tổ thì chim yến sẽ không phải làm tổ.
Và người nuôi yến thường chỉ lấy tổ khi chim yến đã qua mùa sinh sản, chim non đã lớn và bay đi. Nếu không lấy tổ lúc này thì số chim non trưởng thành sẽ không có đủ chỗ để làm tổ và tiếp tục sinh sản theo đặc điểm sinh học.
2. Quy trình khai thác tổ yến
Để quá trình khai thác tổ yến diễn ra thuận lợi, suôn sẻ và an toàn; đồng thời, thu hoạch được nhiều tổ yến nhất thì cần đảm bảo đúng quy trình.
2.1 Đối với tổ yến tự nhiên
Yến sào tự nhiên là các tổ yến được hình thành trong vách đá của các hang động cheo leo, hiểm trở. Việc khai thác tổ yến tự nhiên khá nguy hiểm, đòi hỏi trang bị đầy đủ dụng cụ và người khai thác phải có nhiều kinh nghiệm.
-
Lắp đặt các giàn giáo với độ cao thấp tương tự như các bậc thang.
-
Người khai thác mặc đồ bảo hộ, đội mũ bảo hiểm, đeo dây thừng và leo lên từng bậc của giàn giáo.
-
Vừa leo, vừa soi đèn pin (gắn trên đầu) để soi vào các góc tối. Vì chim yến có thói quen làm tổ yến sâu trong hang vách để tránh thiên địch và thời tiết bất lợi.
-
Kiểm tra cẩn thận và kỹ lưỡng các tổ yến. Chỉ tổ nào già, chắc, đủ điều kiện khai thác thì mói thu hoạch. Điều này vừa đảm bảo thu hoạch được tổ yến chất lượng, vừa không làm mất đi hệ sinh thái tự nhiên.
Đối với các hang yến có giếng trời thì không cần làm giàn giáo. Mà người khai thác sẽ đeo dây thừng quanh người và từ từ trèo xướng từ đỉnh hang. Sau đó cũng len lỏi vào từng ngóc ngách để kiểm tra và thu hoạch tổ yến.
Quy trình khai thác tổ yến đảo khá vất vả, gian nan và nguy hiểm
2.2 Đối với tổ yến được nuôi
So với tổ yến tự nhiên thì việc khai thác tổ yến được nuôi trong nhà đơn giản và ít nguy hiểm hơn.
-
Đầu tiên, phun nước lên các tổ yến để làm mềm chân yến, giúp thu hoạch tổ dễ dàng. Lưu ý là phun với lượng nước vừa phải, tránh làm tổ yến bị ướt và thấm nước nhiều, dẫn đến gãy, vỡ và mất hình dáng.
-
Dùng dao nhẹ nhàng gạt từ phần chân đến khi tổ yến rời hoàn toàn khỏi vị trí là được. Lưu ý là không lấy hết tổ trong nhà yến, mà nên lấy và chừa theo khoảng cách. Vì bản chất của chim yến là chỉ xây tổ khi có sẵn tổ trong nhà yến.
Nhà yến số 01 của Yến Sào Kinh Đô tại Xã Diên Khánh, Khánh Hòa
3. Cách khai thác tổ yến mang lại hiệu quả cao
Như đã nói ở trên, tùy vào tổ yến tự nhiên ngoài đảo hay tổ yến được nuôi trong nhà mà có cách khai thác cho phù hợp. Và dù là thu hoạch tổ yến đảo hay tổ yến nhà thì cũng đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm, nhẹ nhàng, cẩn thận và khéo léo.
3.1 Thời điểm thu hoạch tổ yến
Thời điểm thu hoạch tổ yến đóng vai trò quan trọng. Nếu là yến đảo tự nhiên, bạn nên lưu ý đến điều kiện thời tiết và khí hậu trong năm. Thường thì mùa xuân, hè và thu là lý tưởng nhất. Vì lúc này, chim yến đã qua thời kỳ sinh sản, chim non đã trưởng thành và bay đi.
Đối với yến nhà thì nên thu hoạch tổ yến vào thời điểm trước khi yến sinh sản. Lúc này, tổ yến khá sạch sẽ, ít bị lẫn lông, bụi bẩn, tạp chất. Lưu ý là không khai thác hết tổ vì có thể khiến chim yến không còn tổ để sinh sản, dẫn đến giảm số lượng chim yến và tổ yến.
Thu hoạch tổ yến nhà đơn giản và ít nguy hiểm hơn
Ngoài ra, một thời điểm khác để khai thác tổ yến nhà đó là lúc chim non trưởng thành và bay đi. Tổ yến lúc này khá nhiều lông, bụi bẩn và tạp chất, nhưng bù lại, sẽ không lo lắng về vấn đề mất tổ khiến chim yến không có nơi sinh sản.
Nhìn chung, người nuôi yến thường lựa chọn thời điểm chim non bay đi để khai thác tổ hơn là thời điểm trước khi chim yến đẻ trứng.
3.2 Thời gian thu hoạch tổ yến
Đối với yến đảo, nên thu hoạch vào lúc sáng sớm. Bởi đây là thời điểm chim yến bay ra ngoài để kiếm ăn, đến chiều tối mới trở về hang. Còn đối với yến nhà, có thể khai thác vào từ 9 - 15 giờ. Không nên khai thác sớm hay muộn hơn vì lúc này chim yến vẫn còn trong nhà yến.
3.3 Tần suất thu hoạch tổ yến
Đối với yến đảo, trung bình mất 1 tháng để 1 con chim yến hoàn thành 1 tổ. Và chúng sẽ mất 3 tháng để xây được 3 tổ, trước khi chính thức bước vào thời kỳ sinh sản.
Đối với yến nhà thì bạn có thể thu hoạch với tần suất 4 lần mỗi năm. Nhất là khi đàn yến trong nhà nuôi đã đi vào ổn định với số lượng chim yến nhiều. Một số nhà nuôi còn mở rộng diện tích nuôi để gia tăng số lượng đàn yến. Việc này giúp gối vụ thu hoạch và giảm chi phí đầu tư.
Khai thác yến sào đúng cách để vừa đảm bảo hiệu quả, vừa không làm mất cân bằng sinh thái
4. Lưu ý khi khai thác tổ yến
Ngoài cách khai thác tổ yến như nói trên, thì để đảm bảo hoạt động khai thác mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí tối ưu, đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng sau:
-
Thu hoạch yến khi chim yến đã bay ra ngoài kiếm ăn. Không thu hoạch khi chim yến còn trong hang để tránh làm xáo trộn sinh hoạt của chim yến, khiến chúng hoảng sợ và bỏ đi nơi khác.
-
Nhẹ nhàng gỡ tổ chim yến bằng dụng cụ chuyên dụng để tránh làm rơi, vỡ, gãy tổ yến, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và giá trị tổ yến.
-
Không lấy hết các tổ yến trong hang/nhà mà cần chừa lại với số lượng hợp lý. Các tổ chừa lại thường là tổ non, nhỏ, mỏng.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn đúng đắn hơn về quy trình khai thác tổ yến. Đồng thời, hiểu hơn về sự vất vả, gian nan của việc thu hoạch tổ yến và biết được tại sao yến sào lại có giá trị cao đến như vậy. Hãy liên hệ với Yến Sào Kinh Đô để mua các loại yến sào với chất lượng tốt nhất nhé.
Kinh Đô - Yến sào nguyên chất từ thiên nhiên
- Công ty TNHH Kinh Đô Holdings
- Trụ sở: 297 Thụy Khuê, Hà Nội
- Website: https://yensaokinhdo.vn/
- Facebook: https://www.facebook.com/kinhdoyensao/
- Hotline: 0934594948
- Email: info@yensaokinhdo.vn
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN