Kỹ Thuật Xây Nhà Yến Đơn Giản, Mang Lại Hiệu Quả Cao
Bạn không biết yêu cầu kỹ thuật của nhà yến là gì? Làm sao để tiết kiệm chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả cao? Vậy thì đừng bỏ qua bài viết sau.
- 1. Vị trí xây nhà nuôi yến
- 2. Các điều kiện quan trọng để xây dựng nhà yến
- 3. Kỹ thuật xây dựng nhà yến đơn giản, hiệu quả cao
- 3.1 Hình dáng nhà yến
- 3.2 Kích thước nhà yến
- 3.3 Kết cấu nhà yến
- 3.4 Cửa ra vào nhà yến
- 3.5 Phòng cho chim yến
- 3.6 Lỗ thông tầng nhà yến
- 3.7 Lắp xà gỗ
- 3.8 Quét sơn
- 3.9 Hàng rào và khuôn viên xung quanh
Bạn đang có ý định xây dựng nhà nuôi yến? Bạn phân vân không biết yêu cầu kỹ thuật của nhà yến là gì? Đặc biệt là làm sao để tiết kiệm chi phí xây dựng mà vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả cao? Vậy thì đừng bỏ qua nội dung bài viết bên dưới để tìm được câu trả lời.
1. Vị trí xây nhà nuôi yến
Trước khi bắt tay vào làm nhà yến, bạn cần chọn được vị trí thích hợp. Trong tự nhiên, chim yến là loài hoang dã, ưa sự tĩnh lặng. Do đó, nhà yến không nên nằm trong khu dân cư đông đúc hoặc gần khu công nghiệp, nhà máy, kho xưởng,…
Thay vào đó, nên xây nhà yến ở những khu vực yên ắng như gần cánh đồng, gần sông, ao, hồ,… Đây cũng là những nơi tập trung nhiều thức ăn của chim yến, đặc biệt là vào mùa mưa, rất thuận tiện cho việc tìm kiếm thức ăn.
Nhà yến nên được xây dựng ở nơi yên tĩnh, vắng vẻ
Bên cạnh đó, vị trí xây dựng nhà yến nên cách các hang yến từ 5 - 8km. Đảm bảo đường bay của chim yến được thuận lợi, không bị cản trở bởi những cây cao hay các yếu tố ngoại cảnh khác. Để làm được điều này, bạn cần dành nhiều thời gian để quan sát đường bay của chim yến tại nơi bạn có ý định làm nhà yến.
2. Các điều kiện quan trọng để xây dựng nhà yến
Sau khi đã tìm được vị trí thích hợp, việc tiếp theo cần làm là xác định các điều kiện quan trọng và cần thiết để xây nhà nuôi yến. Sẽ có rất nhiều yếu tố mà bạn cần lưu tâm, bao gồm:
-
Nơi làm nhà nuôi yến phải có nhiều chim yến sinh sống. Hoặc nằm tại vị trí đường chim bay đi kiếm ăn.
-
Nhiệt độ, độ ẩm và hướng gió phù hợp. Cụ thể, nhiệt độ từ 20 - 32 độ C, độ ẩm từ 70 - 85%, hướng gió tùy thuộc vào từng khu vực. Nếu là Bắc Trung Bộ thì gió Bắc, Nam Trung Bộ thì gió Tây Nam, Nam Bộ thì gió Tây và Tây Nam.
-
Độ cao nhà yến không vượt quá mặt nước biển 1000m. Nếu cao hơn thì chim yến vẫn có thể sống, làm tổ, sinh sản. Nhưng sau khi sinh thì chim yến có xu hướng bỏ nhà, bay đi tìm nơi có địa thế thấp hơn.
-
Nhưng đô cao lý tưởng của nhà nuôi chim yến không được dưới 500m. Vì nếu thấp hơn mức này thì rất dễ bị tấn công bởi các loài thiên địch như rắn, cú mèo, chim cắt, diều hâu, đại bàng,…
Có nhiều yếu tố cần lưu tâm khi xây dựng nhà nuôi chim yến
3. Kỹ thuật xây dựng nhà yến đơn giản, hiệu quả cao
Quy trình làm nhà yến sẽ được căn cứ vào những khảo sát ban đầu về vị trí, môi trường, thời tiết,… Và đương nhiên, không thể không thỏa mãn các yêu cầu về tập tính sinh sống của chim yến.
3.1 Hình dáng nhà yến
Kỹ thuật xây dựng nhà yến có thể khác nhau, nhưng hình dáng nhà nuôi yến về cơ bản là giống nhau. Đó là hình khối chữ nhật hoặc hình ống với bề ngang rộng, thiết kế mái bằng hoặc mái lợp. Nhìn chung, trông giống như một cái kho lớn.
3.2 Kích thước nhà yến
Kích thước nhà nuôi yến sẽ tùy thuộc vào diện tích đất xây dựng. Nhưng bạn cũng cần lưu ý là trong tự nhiên, chim yến sinh sống trong các hang động lớn. Vì vậy, phải đảm bảo diện tích mặt bằng từ 150 - 200m2. Còn kết cấu nhà yến có thể là từ 3 - 5 tầng để gia tăng sức chứa.
Vậy thì diện tích đất nhỏ có làm nhà yến được không? Câu trả lời là có. Với diện tích 4 x 16m hoặc 4 x 20m thì nên chia nhà yến thành 4 - 5 phòng. Nhưng lý tưởng nhất vẫn là diện tích 5 - 6 x 20m và chia thành 3 tầng.
Bởi thống kê thực tế cho thấy, với những nhà yến diện tích 200m2 thì sản lượng tổ yến thu hoạch được là khoảng 54 tổ/m2/năm. Còn nhà yến diện tích dưới 80m2 thì cho sản lượng thấp, không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, bạn nên cân nhắc.
Diện tích nhà yến nên từ 150 - 200m2 để thu được sản lượng cao
3.3 Kết cấu nhà yến
Khi xây nhà nuôi chim yến, phải đảm bảo tường dày 20 - 25cm. Ở vùng có khí hậu nắng nóng thì có thể xây 2 lớp tường, mỗi lớp cách nhau 5cm để giảm bớt độ nóng. Bề mặt tường được trát bằng phẳng, phòng tránh con vật bám vào và xâm nhập vào bên trong nhà yến.
Mái nhà yến có thể là mái lợp hoặc mái bằng. Nên sử dụng tôn lạnh để lợp mái với góc nghiêng nhỏ hơn 30 độ đối với vùng lạnh và tối thiểu 45 độ đối với vùng nóng. Vùng quá nóng thì nên lợp mái cách trần từ 0,5 - 0,8m để gia tăng hiệu quả cách nhiệt.
Cấu tạo nhà yến càng cao thì càng tốt. Bởi độ cao lớn sẽ giúp việc phân tầng và chia phòng dễ dàng hơn. Đồng thời, giúp điều hòa không khí, nhiệt độ và độ ẩm tốt hơn. Thường thì ở vùng nóng, nhiệt độ trên 27 độ C thì nhà yến nên cao từ từ 3 - 4,5m. Còn vùng lạnh, nhiệt độ thấp hơn thì cao từ 2 - 3m là được.
3.4 Cửa ra vào nhà yến
Cửa ra vào nhà yến thường có kích thước cao 30 x 20cm, rộng 45 x 30cm. Nên làm một vách ngăn giả cách cửa khoảng 50cm để giảm bớt ánh sáng. Nếu nhà yến diện tích nhỏ thì bố trí 2 cửa, gần mép góc tường. Nhà yến diện tích lớn thì bố trí 2 cửa, 1 cửa ở trên và 1 cửa ở giữa tường.
Cửa ra vào là nơi để chim yến bay vào, bay ra nhà yến
3.5 Phòng cho chim yến
Cấu tạo nhà yến thường là 3 tầng, mỗi tầng cao 2m. Trong đó có 2 tầng chính và 1 phòng phía trên để chim yến bay lượn. Giữa các phòng sẽ có cửa thông, tùy thuộc vào diện tích của phòng.
3.6 Lỗ thông tầng nhà yến
Lỗ thông tầng đóng vai trò như các khe sâu của hang đá tự nhiên, rộng khoảng 2,2 - 2,5m, tạo nên khoảng trống để chim yến bay lượn.
3.7 Lắp xà gỗ
Xà gồ được gắn trực tiếp và chắc chắn lên vách tường để chim yến bám vào và làm tổ. Xà gồ dày khoảng 1,5 - 2cm, rộng 15 - 20cm. Có thể thay đổi linh hoạt thông số theo vùng nóng và vùng lạnh. Xà gồ nên được lắp theo luồng, cách nhau 30cm, tạo thành các ô chữ nhật kích thước 30 - 40x100cm.
3.8 Quét sơn
Kỹ thuật xây nhà yến không quá yêu cầu về việc quét sơn. Bạn chỉ quét lớp sơn trắng dịu nhẹ bên ngoài, còn bên trong tô trát vữa thôi là được.
3.9 Hàng rào và khuôn viên xung quanh
Dù xây nhà nuôi yến đơn giản như thế nào, bạn cũng cần lưu ý đến khuôn viên xung quanh, phải đảm bảo rộng rãi để chim yến thoải mái bay lượn. Có thể trồng thêm cây (chuối, sung) nhưng đảm bảo các cây không quá cao, cản trở đường bay của chim.
Trên đây là kỹ thuật xây nhà yến chuẩn nhất để bạn tham khảo và áp dụng. Yến sào Kinh Đô hy vọng sẽ mang đến cho bạn giải pháp tốt nhất để có thể thành công với mô hình nuôi yến lấy tổ tại nhà.
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN