messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0934594948

Tổ Yến Kỵ Với Thực Phẩm Nào? Những Ai Không Nên Ăn Yến Sào?

Yến sào bổ dưỡng nhưng liệu tổ yến kỵ với thực phẩm nào không và những ai không nên ăn yến sào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây nhé

Yến sào đặc biệt thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, điều này chỉ được đảm bảo nếu sử dụng yến sào đúng cách. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn đọc biết được tổ yến kỵ với thực phẩm nào và những ai không nên sử dụng yến sào.

1. Tổ yến kỵ với thực phẩm nào?

Đây có lẽ là thắc mắc của rất đông người dùng trước khi có ý định sử dụng yến sào để bồi bổ, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, tin vui cho mọi người là đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu hay kết luận khoa học nào cho thấy yến sào có kiêng kỵ với các loại thực phẩm khác.

Điều này có nghĩa tổ yến kỵ với thực phẩm nào, ăn tổ yến kỵ gì không thì câu trả lời là tạm thời không. Mọi người có thể yên tâm sử dụng tổ yến, miễn sao đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng nhu cầu của từng người. 

tổ yến kỵ với thực phẩm nào

Vẫn chưa có nghiên cứu khoa học cho thấy tổ yến kỵ với thực phẩm nào hay ăn tổ yến có kỵ với gì không

2. Yến sào kỵ gì?

Tổ yến có thể không kiêng kỵ với các loại thực phẩm khác, nhưng lại có một số vấn đề khi sơ chế, chế biến và bảo quản mà người dùng cần lưu ý. Vậy tổ yến kỵ gì?

2.1 Yến sào kỵ gì khi sơ chế?

Nhằm đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến không bị hao hụt, quá trình sơ chế yến sào cần kiêng kỵ ngâm tổ yến trong nước sôi, nước nóng. Thay vào đó, chỉ nên ngâm yến trong nước lạnh ở nhiệt độ bình thường. 

Ngoài ra, thời gian ngâm tổ yến lý tưởng là 15 - 20 phút. Không nên ngâm quá lâu để tránh làm lương protein trong tổ yến bị thuyên giảm. Đối với các tổ yến to, cứng, dày hay bộ phận chân yến thì có thể ngâm lâu hơn một chút. 

yến sào kỵ gì

Không nên ngâm tổ yến sào trong nước nóng và ngâm quá lâu khi sơ chế để tránh làm hao hụt hàm lượng dưỡng chất

2.2 Tổ yến kỵ gì khi chế biến?

Đối với yến sào, cách chế biến phù hợp nhất và ít bị hao hụt hàm lượng dinh dưỡng nhất là chưng cách thủy với đường phèn. Nếu thích có thể kết hợp thêm một vài nguyên liệu bổ dưỡng khác như táo đỏ, hạt sen, hạt chia, kỷ tử, gừng tươi,…  

Tuyệt đối không nấu yến với nước trực tiếp trong nồi vì tổ yến kỵ nhiệt độ cao. Nếu chế biến theo cách này sẽ khiến các vi khoáng chất trong tổ yến bị bốc hơi hết. Đồng thời, yến khi chín sẽ mềm nhão, không còn thơm ngon. 

Ngoài chưng, có thể sử dụng yến sào trong các món cháo yến, súp yến, chè yến, gà tiềm yến, bồ câu hầm yến,… Nhưng lưu ý là không nấu yến trực tiếp với những món ăn này. Mà nên chưng yến riêng, sau đó cho vào khi các món ăn này đã gần chín. Điều này sẽ vừa đảm bảo độ thơm ngon, vừa bảo toàn được giá trị dinh dưỡng của tổ yến. 

2.3 Yến sào kỵ gì khi bảo quản?

Yến sào khô có thể bảo quản được 2 - 3 năm trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm và ánh nắng mặt trời. Còn yến sào tươi thì cần cho vào hộp kín hoặc túi zip rồi bảo quản trong ngăn đông hoặc ngăn mát tủ lạnh, sử dụng được vài tháng. 

Đặc biệt, với tổ yến đã chế biến thì nên sử dụng hết trong 1 tuần (với điều kiện bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh). Quá thời hạn này, không nên dùng để tránh bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…

ai không nên ăn yến sào

Đối với yến sào đã chế biến, nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng hết trong vòng 5 - 7 ngày

3. Ai không nên ăn yến sào?

Biết được yến sào kỵ món gì không, tổ yến kiêng kỵ gì khi sơ chế, chế biến và bảo quản, vậy bạn có biết những ai không nên ăn yến sào?

3.1 Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn thức ăn chính, hoàn toàn không nên bổ sung các loại thực phẩm khác, kể cả yến sào. Nếu cho trẻ ăn yến trong giai đoạn này, không chỉ không hấp thu dinh dưỡng mà còn có thể gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe của bé.

3.2 Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Ai không nên ăn yến sào? Câu trả lời chính là phụ nữ trong tam cá nguyệt đầu tiên. Đây thực sự là giai đoạn nhạy cảm mà tất cả mẹ bầu đều phải cân nhắc trong chuyện ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Các loại thực phẩm dung nạp vào cơ thể lúc này đều hết sức thận trọng. 

Nếu muốn bổ sung yến, tốt nhất là từ tháng thứ 5 trở đi. Lúc này, yến sào sẽ giúp mẹ bầu tăng cường miễn dịch, thuyên giảm mệt mỏi, căng thẳng. Và đặc biệt rất tốt cho thai nhi trong bụng.

tổ yến kỵ với thực phẩm nàoNgoài nếu bạn không thuộc hai đối tượng trên thì có thể yên tâm sử dụng yến sào vì đây không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn rất dễ hấp thụ.

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc tổ yến kỵ với thực phẩm nào và cần kiêng kỵ gì khi sơ chế, chế biến, bảo quản yến sào. Đặc biệt, những đối tượng nào không nên ăn tổ yến để tránh “lợi bất cập hại”. 

Hãy liên hệ ngay với Yến Sào Kinh Đô theo số hotline 0934594948 hoặc chat với chúng tôi qua Zalo/Messenger để được tư vấn, báo giá các sản phẩm yến sào chất lượng tốt nhất. Nếu bạn ở Hà Nội thì có thể ghé cửa hàng tại 297 Thụy Khuê để mua hàng trực tiếp nhé.

Yến Sào Kinh Đô - Nguyên chất từ thiên nhiên

  • Công ty TNHH Kinh Đô Holdings
  • Trụ sở: 297 Thụy Khuê, Hà Nội
  • Website: https://yensaokinhdo.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/kinhdoyensao/
  • Hotline: 0934594948
  • Email: info@yensaokinhdo.vn

BÀI VIẾT

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

© 2022 yensaokinhdo.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by FAGO AGENCY